Kinh hoàng: Suy kiệt vì ổ nhiễm trùng như “tổ ong”

A+ A-

Nhập viện trong tình trạng vùng hông trái có nhiều ổ lở loét, chảy máu, cơ thể suy kiệt, bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhiễm trùng do biến chứng bệnh Hemophilia. Người mắc bệnh máu khó đông chưa được cấp sẵn yếu tố đông máu, gây khó khăn cho điều trị.


Người bệnh đang phải đối mặt với tình trạng nguy hiểm nói trên là Phan Hữu Nghiêm (30 tuổi, ngụ tại Vĩnh Long). Theo thông tin từ bà Trần Thị Mai (mẹ bệnh nhân) cho biết, gia đình bà có tiền sử bệnh máu khó đông, 3 người anh em của bà đã tử vong vì căn bệnh này. Sau khi chào đời con trai của bà là Hữu Nghiêm được bác sĩ xác định mắc chứng bệnh máu khó đông di truyền.



Bệnh nhân Hemophilia tại Việt Nam chưa được cung cấp sẵn yếu tố VIII


Suốt 30 năm, mỗi khi xuất hiện tình trạng chảy máu do vết thương hở hoặc tụ máu nhiều điểm ở các khớp bệnh nhân đều phải nhập viện để điều trị, truyền yếu tố đông máu (yếu tố VIII). Năm 2010 vùng cơ thắt lưng bên trái xuất hiện khối máu tụ, tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn nên Hữu Nghiêm không thể thường xuyên đến bệnh viện khiến bệnh diễn tiến nặng.

Ngày 4/5 bệnh nhân phải chuyển đến Chợ Rẫy trong tình trạng khối máu tụ vùng cơ thắt lưng có nhiều ổ lở loét, chảy máu liên tục với lượng nhiều khiến bệnh nhân suy kiệt. Trước tình trạng nguy hiểm của người bệnh PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Giám đốc bệnh viện đã chủ trì cuộc hội chẩn liên chuyên khoa toàn Chợ Rẫy để tìm giải pháp can thiệp.

Kết luận của cuộc hội chẩn cho thấy, bệnh nhân có khối máu tụ (khoảng 12x20cm) ở hố chậu trái sau phúc mạc, chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân bị teo cơ gây yếu liệt chân trái; chèn ép niệu quản ảnh hưởng đến chức năng thận. Khối máu tụ nhiễm trùng gây hoại tử hình thành nhiều ổ lở loét, đồng thời phân hủy xương khiến tủy xương cùng cụt hố chậu trái rò ra da. Bệnh viện Chợ Rẫy đang lên kế hoạch để tiến hành can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân.

BS Trần Thanh Tùng, Trưởng khoa Huyết học cho biết: “Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân máu khó đông nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Bệnh nhân máu khó đông cần phải được truyền yếu tố VIII (yếu tố đông máu) càng sớm càng tốt. Ở nước ngoài, người bệnh được cung cấp sẵn yếu tố VIII để sử dụng tại nhà trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, ở nước ta khi xảy ra sự cố, bệnh nhân phải vào viện mới được truyền yếu tố VIII”.

Vân Sơn

Bài viết liên quan:

Xã hội 21000851667890544

Follow Us

Quảng cáo

Facebook

Follow this blog

item