Bác sĩ choáng với bệnh nhân bị nhiễm bệnh kinh hoàng từ thịt chó

A+ A-

Khi chế biến thức ăn từ động vật nuôi, nhiều người có thói quen ăn tái, sống, ăn tiết canh. Thói quen này khiến cho ký sinh trùng từ động vật nuôi dễ dàng xâm nhập sang người.


Bác sĩ "choáng" vì những ca nhiễm ký sinh trùng từ chó

Năm 2011, các bác sĩ trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã gặp 1 trường hợp bệnh nhân khiến họ còn nhớ mãi.

Đó là trường hợp anh Huỳnh Văn Điền (ngụ tại huyện Chơn Thành - Bình Phước). Anh bị mắc 1 căn bệnh lạ khiến toàn thân loang lổ đen sạm, da bị lột như da rắn, tai nặng khó nghe, mắt mờ không nhìn rõ.

Gia đình đã đưa đi khám ở nhiều nơi nhưng đều không phát hiện ra bệnh gì. Biết được hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cử cán bộ xuống tận nơi lấy mẫu máu của anh Điền đem đi xét nghiệm.

Kết quả cho thấy, anh Điền bị nhiễm ký sinh trùng giun chó, mèo, lươn. Ký sinh trùng đã ăn vào phổi gây ra những biến chứng kinh hoàng cho sức khỏe của anh.

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Đề, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng Trường ĐH Y Hà Nội cũng kể lại một ca bệnh hy hữu do nhiễm ký sinh trùng từ chó.

Đó là trường hợp bệnh nhân T ở Thanh Hóa, nhập viện do chẩn đoán u phổi và bị chỉ định cắt bỏ một thùy phổi kèm khối u.

Tuy nhiên, kết quả chụp hình ảnh lá phổi bệnh nhân thì không phải là u phổi mà là hàng nghìn con sán tạo u trong phổi.

Giáo sư Đề cho biết, đây là lần đầu tiên trong suốt 30 năm ông gặp trường hợp nhiễm sán dây chó gây u khổng lồ như vậy.

"Chúng tôi vô cùng kinh hãi khi trong bọc nước là hàng nghìn đầu sán đang ngoe nguẩy. Kết quả xét nghiệm khẳng định là loại sán dây chó" - Giáo sư Đề vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại về ca bệnh hy hữu này.


Vòng đời của ký sinh trùng trên vật nuôi và lây nhiễm sang người.

Có thể nhiễm ký sinh trùng từ thú nuôi

Có thể bạn không nghĩ rằng những con thú cưng trong nhà lại chính là hiểm họa cho sức khỏe của bạn.

Dựa trên kết quả xét nghiệm 292 mẫu phân chó của trường đại học Y Dược TP.HCM cho thấy:

196 mẫu có ký sinh trùng gây bệnh đường ruột.

152 mẫu có giun móc chó ancylostoma camum (có thế lây và gây bệnh cho người).

40 mẫu có trứng giun đũa ascaris lumbricoides.

11 mẫu có trứng giun toxoeara canis.

Khi vật nuôi bị nhiễm ký sinh trùng có thể thải ra môi trường hàng triệu trứng sau mỗi lần bài tiết. 1 gam phân chó thải ra chứa 15.000 trứng giun. Những trứng giun chó thải ra đất đã có phôi, gặp mưa sẽ nở thành ấu trùng.

Những ký sinh trùng từ vật nuôi có thể lây sang người từ con đường tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi, chất thải. Thông thường ký sinh trùng này dính vào tay rồi theo đường miệng xâm nhập vào cơ thể con người.

Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm nhất ấu trùng giun từ vật nuôi trong gia đình nhất.

Khi ấu trùng lọt vào cơ thể sẽ đi tới ruột non, theo máu vào gan, phổi, não, mắt. Tại đây, ấu trùng lớn dần thành ấu nang có dạng bướu. 1 bướu tăng trưởng đủ độ có đường kính từ 1-7 cm, chứa trên 2 triệu đầu sán.

Ký sinh trùng từ vật nuôi khi vào cơ thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe như gây mù mắt, dị ứng, lên cơn hen (suyễn), khó thở, nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người, nấm tóc, nấm phổi.

Thậm chí, khi vào trong thận, chúng có thể gây ra các chứng bệnh đau lưng, tiểu ra máu, tổn thương tủy sống, khó thở, tím tái, ngất, hôn mê.

Nếu chất dịch trong bướu và máu có thể gây sốc phản vệ.

Ăn thịt thú nuôi cũng có thể nhiễm ký sinh trùng:

Theo các bác sĩ, việc nhiễm ký sinh trùng từ việc ăn thịt động vật nuôi là hoàn toàn có thể.

Khi những con vật nuôi như chó, mèo bị nhiễm ký sinh trùng như giun móc, sán dãi chó... việc tiêu diệt ấu nang của chúng là rất khó khăn. Một số loại ấu nang rất khó tiêu diệt ngay cả khi ở nhiệt độ cao.

Trong khi chế biến thức ăn từ động vật nuôi, nhiều người có thói quen ăn tái, sống, ví dụ như ăn thịt hấp, tiết canh. Thói quen này khiến cho ký sinh trùng dễ dàng lây nhiễm từ thịt của động vật nuôi sang người.

Không chỉ có ký sinh trùng, khi ăn thịt động vật nuôi như chó, mèo mà không chế biến kỹ, người ăn hoàn toàn có thể lây nhiễm những nguy cơ rất kinh khủng khác ví dụ như nhiễm virus dại, nhiễm bả chó, mèo ở những con vật bị đánh bả...



ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP.HCM
PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Do không biết được nguồn gốc, xuất xứ cũng như không được kiểm dịch nên thịt chó tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe người ăn. Tôi chứng kiến trường hợp người không bị chó dại cắn mà vẫn bị bệnh dại. Người này sau khi ăn tiết canh chó bị bệnh dại nên lên cơn dại, được đưa đến bệnh viện và chết sau đó. Ngoài chó bị bệnh dại còn có thể nhiễm nhiều bệnh khác như nhiễm ký sinh trùng, giun, sán... Người ăn thịt chó này có thể bị nhiễm bệnh. Chó bị giết bằng bả thuốc độc cũng rất nguy hiểm vì không biết đó là thuốc độc nào. Khi chó bị đánh bả thường chất độc sẽ vào máu, tim và khắp cơ quan của chó, bởi vậy nguy cơ người ăn bị nhiễm độc là rất lớn.


Nguồn: Tuổi trẻ/soha.vn

Bài viết liên quan:

Xã hội 4908437863271858184

Follow Us

Quảng cáo

Facebook

Follow this blog

item